Phản ứng chiến-hay-chạy
Phản ứng chiến-hay-chạy

Phản ứng chiến-hay-chạy

Phản ứng chiến-hay-chạy (cũng được gọi là phản ứng tăng nhạy cảm quá độ (hyperarousal), hoặc phản ứng căng thẳng cấp tính) là một phản ứng sinh lý xảy ra trong khi cơ thể cảm nhận về một sự kiện đe dọa, tấn công, hay nguy hiểm đến sự sống còn.[1] Walter Bradford Cannon là người đầu tiên mô tả phản ứng này.[lower-alpha 1][2] Lý thuyết của ông nói rằng động vật phản ứng với mối đe dọa bằng cách tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, chuẩn bị sẵn sàng cho động vật để chiến đấu hay chạy trốn.[3] Cụ thể hơn, tủy tuyến thượng thận đã tiết ra một loạt hormone có thể kể đến như catecholamine, đặc biệt là norepinephrineepinephrine.[4] Hormone estrogen, testosterone, và cortisol, cũng như dẫn truyền thần kinh dopamineserotonin, cũng ảnh hưởng thế nào đến các sinh vật đáp ứng với căng thẳng.[5]Phản ứng này được công nhận là giai đoạn đầu tiên của Hội chứng thích nghi chung (General adaptation syndrome) giúp điều chỉnh đáp ứng với căng thẳng ở các động vật có xương sống và các sinh vật khác.[6]